Đằng sau sự bùng nổ kinh tế của Việt Nam

Đây là công thức bí mật để trở thành nền kinh tế mới nổi trong chưa đầy 30 năm của Việt Nam. Công thức này bao gồm 3 cấu phần...

Image Credit: Alessio MumboJumbo

Chỉ cách đây 30 năm, Việt Nam bị xếp vào một trong những nền kinh tế nghèo nàn nhất thế giới (*). Ngày nay, quốc gia này không chỉ vượt qua chương đen tối trong lịch sử của mình, mà còn tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong tám năm, với tốc độ tăng GDP tương đương với của Trung Quốc. Vậy sự cải thiện rõ rệt này có căn nguyên từ đâu?
Một nghiên cứu mới đây (**) của Ngân hàng Thế giới cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam là kết quả của ba sự thay đổi lớn: chính sách tự do thương mại toàn diện, nới lỏng quy định và giảm chi phí đầu tư kinh doanh, và đầu tư vào vốn nhân lực và hạ tầng.
Tự do hóa thương mại đã mở cánh cửa cho các hiệp định mới, giảm thuế quan đối với hoạt động ngoại thương và gia tăng tính cạnh tranh vùng. Ngày nay, Việt Nam đã ký kết thành công 16 hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương, và quốc gia này cũng đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới - WTO, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN, và Liên minh quan thuế Âu Á - ECU.

Việc nới lỏng quy định trong nhiều ngành kinh tế chính cũng đóng góp vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Bằng việc loại bỏ những kiểm soát quá mức và tạo dụng một khung pháp lý rõ ràng cho kinh doanh, ngày càng nhiều người dân nhìn thấy được những cơ hội có lợi trong lĩnh vực tư nhân.
Cùng với việc ngày càng nhiều đơn vị tham gia làm kinh tế, ngày càng nhiều yêu cầu khác nảy sinh đi kèm. Giáo dục cần để nâng cao chất lượng nhân lực, trong khi đó đầu tư vào hạ tầng lại cần thiết để cung cấp nhiều năng lượng hơn cũng như nâng cao khả năng kết nối nội bộ quốc gia.

Bằng tất cả những điều đó, những nỗ lực của chính quyền đã được trả giá xứng đáng. Tháng trước, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới WEF Borge Brende khen ngợi năng lực kinh tế Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh Vietnam Business Summit. Ông chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của nhiều cải cách kinh tế đã được thực hiện bởi chính phủ trong những năm qua để giảm nợ công và ổn định tài chính công.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng giải thích rằng những biện pháp này là cần thiết để đưa quốc gia trở lại đúng định hướng về mặt nợ công. Nợ công của quốc gia đã tăng lên mức 64% GDP trong giai đoạn 2011 đến 2015. Nhưng nhờ vào những cải cách gần đây, nợ công sẽ dự kiến giảm xuống mức 60% trong vòng ba năm tới.
Quốc gia thành viên ASEAN này đã đạt được đỉnh cao tăng trưởng kinh tế trong một thập kỷ qua với mức 6.8% trong năm 2017, vượt qua mục tiêu 6.7%. Bất chấp những con số tốt đẹp này, chính phủ vẫn không dừng lại với chiến thắng, và tiếp tục thông qua các quy định thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

"Chính phủ Việt Nam không ngủ quên trên chiến thắng hay tự mãn. Hơn thế nữa, Việt Nam sẽ tiếp tục những cải cách để đảm bảo tăng trưởng trong tương lai," Chủ tịch WEF Brende cho hay.
Ông cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện cho những đổi mới về công nghệ, chẳng hạn như Internet vạn vật IOT, blockchain và crypto. Theo ý kiến của ông, những quốc gia nhanh chóng du nhập những công nghệ này có thể có được tương lai tươi sáng.
Chính phủ cũng đang rất ý thức được vấn đề. Thực vậy, Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu thành lập một ủy ban quốc gia về chính quyền điện tử e-government vào tháng Tám vừa qua. Mục tiêu: nghiên cứu và đề ra những quy định, chiến lược và chính sách để tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển chính phủ điện tử.
MỘT NỀN KINH TẾ MỚI NỔI VÀ ĐIỂM ĐẾN CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU
Môi trường khởi nghiệp năng động của Việt Nam đang tạo ra một cơ hội độc đáo cho các doanh nghiệp khởi nghiệp blockchain để thiết lập hoạt động tại quốc gia này, đặc biệt là khi nhìn vào con số các kỹ sư kỹ năng cao đang ngày càng tăng. Mỗi năm, gần 40 ngàn sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp và tham gia vào thị trường lao động.
Theo một báo cáo mới đây của hãng tư vấn AlphaBeta, Việt Nam xếp hàng thứ hai về môi trường đầu tư công nghệ tại khu vực Đông Nam Á và thứ ba về năng lực kỹ thuật số.
Những sự kiện mới ở Việt Nam, chẳng hạn như BlockchainHub-LATOKEN Forum và LATOKEN Block Summit chứng minh cho mối quan tâm ngày càng tăng về công nghệ tiền mã hóa, tiền điện tử. Roman Zhdanow, một đối tác điều hành tại LATOKEN cho biết có nhiều trong số các dự án được giao dịch trên nền tảng của họ thu hút được sự quan tâm lớn từ Việt Nam.

Trong khi tốc độ kết nối internet và việc sử dụng smartphone đang tăng nhanh, việc áp dụng những công nghệ mới vẫn còn cả một con đường dài phía trước ở Việt Nam. Trước mắt, dữ liệu của World Bank đã chỉ ra rằng chỉ có 31% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng (***).
Đương nhiên, việc ứng dụng blockchain không chỉ giới hạn trong không gian tài chính. Trên thực tế, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, vận tại cũng đang chứng kiến những lợi ích từ kỹ thuật này. Một khi các ngành kinh tế tiếp tục tích hợp blockchain trong cấu trúc của mình, chúng ta có thể kỳ vọng sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế của Việt Nam và trên toàn thế giới.
Nguồn: Behind The Curtain Of Vietnam’s Booming Economy – Hacker Noon By Matias Lapuschin
References:
*https://data.worldbank.org/indicator/NY.GNP.PCAP.CD?end=2017&locations=VN-US&start=1989
**https://www.brookings.edu/blog/future-development/2018/04/17/vietnams-manufacturing-miracle-lessons-for-developing-countries/
***http://ufa.worldbank.org/country-progress/vietnam

Comments

Popular posts from this blog

Xiongan (Tường An?): Thành phố mới trong kỷ nguyên Tập Cận Bình

Vì sao người Ấn Độ vượt qua người Trung Quốc trên thị trường việc làm tại Hoa Kỳ?

Thunder giành lấy vị trí dẫn đầu thị phần công cụ download P2P của uTorrent