Posts

Bài nổi bật

Vi Diệu Dự Phòng Ngân Hàng

Image
 Mới đây, thông tin một ngân hàng hiện có khoảng 30 ngàn tỷ đồng “lợi nhuận treo” mà phần lớn từ quỹ dự phòng rủi ro chắc khiến không ít người giật mình. Trong năm tài chính 2020, nhiều ngân hàng có lợi nhuận tăng, thậm chí có ngân hàng đạt mức +45% trong bối cảnh kinh tế khó khăn do Covid-19. Có điều, khi nhìn vào các con số trong báo cáo tài chính đặc biệt là các khoản mục như dự phòng rủi ro cho vay, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, lợi nhuận sau thuế thì mới thấy sự vi diệu của dự phòng. Đằng sau các con số, là các câu chuyện có lẽ chỉ một số ít người biết được.  Trầm Bổng Lợi Nhuận Sau Thuế Trong nhóm 12 NHTM Cổ phần có vốn hóa lớn nhất thị trường, ngân hàng có kết quả tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ấn tượng nhất năm 2020 là TCB, lên đến 45,18%. Tiếp đó là VIB với 42,13% và ACB là 27,84%. Ở chiều ngược lại, chỉ có 2 ngân hàng có lợi nhuận sau thuế giảm: VCB giảm 2,56% và BID giảm đáng kể với mức 15,49% khi so với mức tăng trung bình của cả nhóm này là 17,43% trong năm 2020. Trườn

BÀI HỌC TỪ ĐAI DỊCH

Image
Huỳnh Bửu Sơn Vào giữa tháng 3 năm 2020, khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành, ông bạn già của tôi, Nguyễn Đại Thức, lúc đó đang ở Houston, Texas, gửi cho tôi qua viber một tin nhắn bằng tiếng Pháp, kèm theo bức ảnh nhà tiên tri người Pháp Nostradamus. Nội dung tin nhắn như sau : “Nostradamus đã viết vào năm 1555 như thế này: “ Sau này, vào một năm sinh đôi ( 2020 ), một nữ hoàng ( corona ) đến từ Phương Đông  và phát tán một vết thương trong bóng tối của đêm đen, trên xứ sở của 7 ngọn đồi và sẽ biến thành tro bụi hoàng hôn của con người, để tàn phá và hũy diệt thế giới. Đó sẽ là dấu chấm hết cho nền kinh tế thế giới mà bạn đã từng biết.” Lời tiên tri của Nostradamus nói về sự xuất hiện của virus Corona mới ( Covid 19 ) từ Trung Quốc làm chết nhiều người , đặc biệt là tại một quốc gia có 7 ngọn đồi ( nước Ý ), làm nền kinh tế thế giới bị hũy hoại và thay đổi sâu sắc. Cũng giống như lời tiên tri được phát tán sau khi tòa tháp đôi bị tấn công hay khi Trump đắc cử tổng thống thứ 45 của M

Bước chuyển về tài chính - World Bank 2019 report

Image
BÁO CÁO KINH TẾ VIỆT NAM 2019 - WORLD BANK BƯỚC CHUYỂN VỀ TÀI CHÍNH Mở lối cho các thị trường vốn nhằm phục vụ tương lai phát triển của Việt Nam Mây đen tiếp tục kéo về trên kinh tế toàn cầu với tăng trưởng kinh tế và lưu lượng thương mại thấp hơn dự kiến cho năm 2019. Tuy nhiên, mặt trời vẫn tỏa nắng ở nền kinh tế Việt Nam với dự báo tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2019 - chỉ thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với năm 2018. Vì không thể bỏ qua rủi ro về những ngày xấu trời, Chính phủ đã rất đúng khi chú trọng hỗ trợ khu vực tư nhân trong nước, coi đó là kênh để bù đắp cho khi sức cầu bên ngoài suy giảm. Mặc dù vậy, doanh nghiệp tư nhân hoạt động ở Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều trở ngại, nhất là khó khăn trong huy động nguồn tài chính dài hạn. Vì lý do đó, báo cáo này sẽ tập trung vào những thách thức liên quan đến nguồn tài chính dài hạn sau khi điểm lại những diễn biến gần đây trong nền kinh tế Việt Nam, với luận cứ rằng phát triển thị trường vốn là bắt buộc để

Ba biểu đồ thú vị của Economist

Image
Hôm nay bài điểm tin của The Economist có ba biểu đồ thú vị: 1. Trong các chất gây nghiện, đồ uống có cồn như bia rượu gây tác hại tổng thể tới người dùng và xã hội lớn nhất, còn hơn cả heroin. 2. Ngôn ngữ nào nói càng nhanh thì hàm lượng thông tin trong mỗi âm tiết càng ít, và ngược lại. Các ngôn ngữ dù có tốc độ nói khác nhau (nhanh như tiếng Nhật hay chậm như tiếng Việt) thì về cơ bản trong cùng một khoảng thời gian, hàm lượng thông tin mà người ta có thể truyền đạt là khá tương đồng nhau. Tiếng Việt thuộc dạng nói chậm nhưng hàm lượng thông tin trong mỗi âm tiết cao. 3. Mức độ cảm nhận hạnh phúc theo độ tuổi là khác nhau. Dù ở mỗi nơi tình hình có thể khác đi đôi chút nhưng nhìn chung tuổi 20-30 chúng ta mới đi học, đi làm, áp lực nhiều, nhiều việc phải lo, nên người ta ít thấy hạnh phúc. Tầm 40 tuổi trở đi đa phần kinh tế vững vàng hơn, nên mọi người sẽ thấy hạnh phúc hơn, nhất là khi có sức khỏe tốt. [Nguồn FB Lê Hồng Hiệp]

G-20 Osaka Summit và bàn cờ Mỹ-Trung

Nguyễn Quang Dy G-20 được chính thức thành lập từ năm 1999, chiếm 85% nền kinh tế thế giới. G-20 gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) là Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Ý, Canada, sau đó thêm Nga (G-8). Sau này, có thêm 12 nước khác tham gia G-20 là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Argentina,  Brasil, Mexico, Nam Phi, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, và EU. Vì vậy, cũng có người nói G-20 là kết tinh của hai nhóm G-7 và G-77. Từ năm 2008, G-20 đồng thuận mở rộng hợp tác về tài chính-tiền tệ và họp theo cơ chế summit. G-20 không có Ban thư ký mà ghế chủ tịch luân phiên hàng năm giữa các thành viên được chọn từ nhóm các nước khu vực khác nhau. Ghế chủ tịch là một phần của nhóm quản trị gồm 3 thành viên luân phiên (gọi là Troika). Chủ tịch đương nhiệm năm 2019 là Nhật (nước chủ nhà) lập ra ban thư ký lâm thời trong nhiệm kỳ của mình để phối hợp công việc và tổ chức các cuộc họp của G-20. Vai trò của Troika nhằm đảm bảo hoạt động liên tục của G-20.  Đúng 11 giờ ngà

Năng lực xã hội

Image
Giáo sư Trần Văn Thọ và phu nhân tại lễ Trao tặng huân chương cho người nước ngoài ở Tokyo ngày 10-5 - Ảnh: Bộ Ngoại giao Nhật Bản - Tuổi Trẻ NB: Mục góc nhìn trên VNExpress có nhiều bài hay. Xin giới thiệu lại với mọi người bài Năng lực xã hội của GS Trần Văn Thọ, người Việt sống và làm việc tại Nhật Bản. Ông thường có nhiều bài viết hay đăng trên các báo uy tín của Việt Nam như tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn. Tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn miền Trung. Trong điều kiện còn chiến tranh, khó khăn nhiều mặt, một học sinh nông thôn miền Trung mà được học hết bậc Tú tài và vào được Sài Gòn để vừa đi làm vừa học đại học là rất may mắn. Ở Sài Gòn vài tháng, tôi lại gặp một cái may định mệnh là ngẫu nhiên đọc được thông báo của Đại sứ quán Nhật về việc tuyển sinh du học với học bổng của Chính phủ Nhật Bản. Cuộc đời tôi đã sang một bước ngoặt lớn, một may mắn mà tôi chưa bao giờ mơ tới. Tháng 4 năm 1968, tôi sang Nhật du học. Lúc đó tôi dự định học xong đại học hay nhiều lắm là xong

Mặt trái của sự bùng nổ xe chạy điện - lao động trẻ em

Image
Cộng hòa Dân chủ Congo - DRC nắm giữ hai phần ba dự trữ cobalt của thế giới, trong khi đây là một trong những quốc gia nghèo nhất và kém phát triển nhất. Image: REUTERS/James Akena Năm ngoái, có đến hơn một triệu xe chạy điện đã được bán. Tính đến 2020, con số này sẽ tăng lên đến 4,5 triệu xe, hay tương đương 5% thị phần xe hơi thế giới. Nhu cầu đối với xe chạy điện trên toàn thế giới đang gia tăng - Image: McKinsey Thị trường xe hơi chạy điện đáng kể nhất là Trung Quốc, nơi mà thị phần loại xe này đã tăng tới 72% trong năm ngoái, và 94% thị phần thuộc về các nhà sản xuất nội địa. Và với tỷ lệ sở hữu xe hơi tại quốc gia này chỉ bằng chưa tới một phần tư tại Âu châu, nhu cầu đối với loại phương tiện này tại Trung Quốc sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Image: REUTERS/China Out Người ta thích xe chạy điện vì nhiều lý do, bao gồm cả như lý do mang tính đạo đức khi chúng ta ngày càng ý thức được tác động cả về biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí. Dù vậy, một thị trường tăng