Sự thật đáng ngạc nhiên đằng sau những chiếc xe chạy điện

Cho dù xe chạy điện thân thiện môi trường hơn so với xe truyền thống, nhưng phần lớn nguồn điện lại đến từ than đá.
Image Credit: REUTERS/Norihiko Shirouzu

Việc sản xuất và bán xe điện tăng trong năm 2016, với hai triệu chiếc xe điện đã được sản xuất và hơn 750.000 chiếc đã được bán khắp thế giới, theo báo cáo về xe chạy điện trên toàn thế giới của Tổ chức năng lượng thế giới IAEA [tải full báo cáo tại đây]
Thị trường này dự kiến sẽ bùng nổ hơn nữa vào những năm tới. Báo cáo dự đoán rằng số lượng xe điện sẽ đạt vào khoảng chín triệu đến 20 triệu xe vào năm 2020 và trong khoảng từ 40 triệu đến 70 triệu vào năm 2025. Các quốc gia trên khắp thế giới cũng đang dự kiến sẽ cấm bán xe hơi chạy xăng và dầu, và khuyến khích người lái xe trở nên thân thiện hơn với môi trường.
Dù vậy, các phương tiện chạy điện này vẫn không hoàn toàn là không phát thải. Trong khi các xe này đương nhiên sử dụng điện để vận hành, nhưng nguồn điện lại thường đến từ hỗn hợp các nhà máy điện chạy nhiên liệu hóa thạch, hạt nhân và năng lượng tái tạo. Như vậy, trừ khi bạn sống ở quốc gia như Na Uy, nơi gần như toàn bộ điện năng được sản xuất từ thủy điện, thì xe điện của bạn vẫn phát thải. Nhưng trường hợp của Na Uy lại là rất ngoại lệ. Chỉ với một hệ thống nguồn điện sạch thì xe điện của bạn mới sạch. Biểu đồ dưới đây cho thấy điện năng được sản xuất từ các nguồn khác nhau ở một số quốc gia phát triển.
Tại Trung Quốc, nơi mà thị trường xe điện chiếm đến 40% lượng bán ra toàn cầu, cũng là nơi mà những chiếc xe điện phát thải nhiều nhất. Theo số liệu từ Bloomberg News Energy Finance (BNEF), cho thấy phần lớn điện năng của Trung Quốc được sản xuất từ than đá.
Trung Quốc chiếm đến 40% thị trường xe chạy điện thế giới
Image Credit: REUTERS/Nirihiko Shirouzu

TIÊU THỤ THAN CỦA TRUNG QUỐC GIA TĂNG
Trong khi Trung Quốc là một trong những quốc gia đang cố gắng để giảm bớt việc sản xuất các loại phương tiện chạy nhiên liệu hóa thạch, thì việc sử dụng than của quốc gia này vẫn có chiều hướng tăng trong những năm gần đây, từ mức chiếm 13,6% của toàn thế giới trong những năm đầu 1970 đã tăng lên 44,5% vào năm 2016.
Kết quả là, Trung Quốc sản xuất ra 3.242 M tấn than trong năm 2016, bỏ xa quốc gia sản xuất than đứng thứ hai thế giới, Ấn Độ, chiếm 9,7% sản lượng thế giới hay 708M tấn.
Theo số liệu của BNEF, xe chạy điện ở Trung Quốc tạo ra 188,5 grams khí CO2 trên mỗi dặm, cao nhất trên thế giới. Để so sánh, xe chạy điện ở Anh chỉ tạo ra 76 grams CO2, trong khi ở Pháp chỉ có 2,7 grams trên mỗi dặm. Biểu đồ dưới đây cho thấy số grams khí CO2 thải ra trên mỗi dặm của xe chạy nhiên liệu hóa thạch (màu đen) và xe chạy điện (màu vàng) tại các quốc gia khác nhau.
Image Credit: Bloomberg


LỢI ÍCH KINH TẾ VƯỢT QUA NHỮNG LO NGẠI VỀ MÔI TRƯỜNG
Trên thực tế, sử dụng xe điện vẫn rất thân thiện với môi trường hơn so với xe chạy xăng dầu, vốn thường thải ra khoảng 250 grams CO2 mỗi dặm theo báo cáo của BNEF.
BNEF cũng chỉ ra rằng trong năm 2016 xe chạy điện sạch hơn 39% so với xe sử dụng động cơ đốt trong. Mức độ cách biệt này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên đến 67% vào năm 2040 do tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió sẽ tăng lên.

CÁCH MẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
Trung Quốc đang là trung tâm của cuộc cách mạng năng lượng tái tạo, năm vừa qua đã công bố họ sẽ đầu tư 360 tỷ dollars vào năng lượng tái tạo đến năm 2020 và dự kiến sẽ loại bỏ 100 nhà máy điện chạy than (cho dù vậy các doanh nghiệp Trung Quốc lại đang tài trợ các dự án điện chạy than ở các nước khác, trong đó có Việt Nam!).
Báo cáo năng lượng tái tạo 2017 của IEA [tải full report tại đây] cũng dự kiến Trung Quốc sẽ chiếm hơn 40% nguồn năng lượng sạch tổng hợp của thế giới vào năm 2022. Đây là kết quả của khả năng đáp ứng nhiều tiêu chí năng lực khác nhau và giải quyết những lo ngại về vấn đề ô nhiễm không khí của quốc gia này.
Chẳng hạng, trong những tháng vừa qua, Trung Quốc đã triển khai nhiều công nghệ mới lạ được thiết kế dành cho việc làm sạch không khí, bao gồm cả một tháp hấp thụ khói cao 100 mét tại thành phố Tây An.
Trung Quốc cũng đã vượt qua mục tiêu của họ về tấm năng lượng mặt trời của năm 2020, và IEA dự kiến rằng quốc gia này sẽ vượt mục tiêu về điện gió trong năm 2019.
Xem thêm clip về thị trường xe chạy điện của Trung Quốc dưới đây.

China is the biggest market for electric vehicles in the world
But two-thirds of China's electricity still comes from coal. Read more: http://wef.ch/2FhTdvd
Posted by Video - World Economic Forum on Monday, March 5, 2018

Comments

Popular posts from this blog

Xiongan (Tường An?): Thành phố mới trong kỷ nguyên Tập Cận Bình

Vì sao người Ấn Độ vượt qua người Trung Quốc trên thị trường việc làm tại Hoa Kỳ?

Thunder giành lấy vị trí dẫn đầu thị phần công cụ download P2P của uTorrent